So sánh Vải địa kỹ thuật dệt và Vải địa kỹ thuật không dệt
Sự khác nhau giữa Vải địa kỹ thuật không dệt và Vải địa kỹ thuật dệt là một trong những vấn đề được nhiều người trong ngành thiết kế, tư vấn xây dựng hay chủ đầu tư, nhà thầu quan tâm, muốn tìm hiểu. Bởi lẽ có nhiều người trong ngành đôi lúc cũng có sự nhầm lẫn, hiểu chưa đúng về hai loại vải địa kỹ thuật này. Tại sao là vải dệt tại sao gọi là vải không dệt. Chúng tôi sẽ nêu rõ sự giống cũng như khác nhau giữa hai loại vải địa kỹ thuật, vì vậy hãy dành chút thời gian tìm hiểu những nội dung sau:
– Đặc điểm Vải địa kỹ thuật:
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
Vải địa kỹ thuật là loại vật tư làm từ nguồn nguyên liệu hạt nhựa nguyên sinh PP hay hạt nhựa PE thường được sử dụng để trãi gia cố nền đường nhằm phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường cũng như giup thoát nước. Vật tư, sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, từ thủy lợi, giao thông đường bộ cho đến nông nghiệp. Vải địa kỹ thuật được chia làm 3 loại như sau:
1) Vải địa kỹ thuật không dệt được ký hiệu một số loại như: ART ,HD, TS: (ART7, ART9, ART12, ART15, ART17, ART20, ART22, ART25, …. HD 40 …, TS 40…
2) Vải địa kỹ thuật dệt gồm: vải địa dệt PP và vải địa gia cường như vải GET5 50/50, GET10 100/50, GET15 150/50, GET20, GET30, GET40, GET 100/100, GET 200/200, GET 300/300…
3) Vải địa phức hợp kết hợp từ Vải dệt và vải không dệt
Hiện nay trên thị trường vải địa kỹ thuật được cung cấp, sữ dụng phổ biến nhất là vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt.
-> Điểm giống nhau giữa vải địa kỹ thuật dệt – vải địa kỹ thuật không dệt:
– Vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt đều có thành phần hóa học, nguyên liệu làm từ sợi PP – Polypropylene hoặc PE – Polyester nguyên sinh và ở Việt Nam có thể làm chủ được công và sản xuất được và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn thế giới.
– Cả hai loại đều là vật liệu kỹ thuật và được sử dụng trong lĩnh vực xử lý nền đất yếu, cầu đường. Đặc biệt vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt đều có tính năng gia cường, phân cách nền đất yếu, kháng UV – tia cực tím, cũng như khả năng thân thiện, bền với môi trường.
Điểm khác nhau giữa vải địa kỹ thuật dệt – vải địa kỹ thuật không dệt:
Vải địa kỹ thuật không dệt:
Đặc điểm:
– Cơ lý:
+ Lực kéo đứt thường 30KN/m trở xuống;
+ Độ giản dài >= 40% khi bị kéo đứt so với kích thước ban đầu của vải;
+ Kích thước lỗ gần như là đồng đều, khít lại có khả năng thoát nước cao theo chiều dọc và chiều ngang;
– Về công nghệ sản xuất: Công nghệ gia nhiệt (Vải địa kỹ thuật ART, HD thương hiệu Việt Nam) hoặc công nghệ xuyên kim (Vải địa kỹ thuật TS thương hiệu nhập khẩu có khả năng thoát nước theo 3 chiều);
– Màu sắc và hình dáng:
+ Vải địa kỹ thuật ART, HD có màu trắng;
+ Vải địa kỹ thuật TS có màu xám tro;
+ Gồm các sợi vải liên tục hoặc không liên tục liên kết với nhau một cách ngẫu nhiên.
– Ứng dụng:
+ Dùng để lọc nước;
+ Sử dụng làm lớp phân cách;
+ Dùng với mục đích gia cường cho các công trình ở mức tương đối;
+ Dùng ở lớp phân cách các lớp;
+ Dùng cho công trình kè, làm đường, trồng cây
– Giá thành vật tư: Nếu cùng loại cường lực thì Vải địa kỹ thuật không dệt có giá thành cao hơn loại Vải địa kỹ thuật không dệt.
– Mức độ phổ biến hiện nay:
+ Vải địa kỹ thuật ART, HD
+ Vải địa kỹ thuật không dệt được sử dụng phổ biến hơn vì vừa có tính năng gia cường, lọc nước, phân cách;
+ Các loại vải địa kỹ thuật không dệt hiện có ở thị trường Việt Nam gồm: Vải địa kỹ thuật ART, Vải địa kỹ thuật TS…
+ Các loại vải địa kỹ thuật không dệt thông dụng: Vải địa kỹ thuật ART 7, ART 9,ART 15, ART 20, ART 25, TS40, TS 60…
+ Khối lượng đơn vị trên một m2 bé hơn vải địa kỹ thuật dệt, Quy cách khổ tiêu chuẩn thường là 4m
Vải địa kỹ thuật dệt:
Đặc điểm:
– Về mặt cơ lý:
+ Cường lục thường từ 25KN/m trở lên;
+ Độ giảm dài <= 25% khi kéo đứt so với kích thước ban đầu của vải;
+ Kích thước lỗ dễ bị xê dịch khi bị tác động lực xiên ngang cộng với lực tập trung , không có tính năng thoát nước;
– Công nghệ sản xuất: Công nghệ dệt vải địa kỹ thuật kiểu PP và vải địa kỹ thuật dệt cường lực GET cao hơn.
– Màu sắc và hình dạng của vải địa:
+ Màu đen (đối với PP25 – PP80);
+ Màu trắng (ví dụ từ GET 5 trở lên), vải địa dệt PP50 có màu trắng và màu đen Gồm các sợi vải được đan xen một cách có trật tự theo hai chiều phương dọc và phương ngang
– Ứng dụng:
+ Không sử dụng với mục đích lọc nước, thoát nước;
+ Ít khi sử dụng làm lớp phân cách nền đất;
+ Dùng chủ yếu với mục đích gia cường cho nền đất yếu;
+ Dùng ở các đầu cầu, bến cảng, kè …
– Về Giá thành: Nếu cùng cường lực thì giá thành vải địa kỹ thuật dệt có giá rẻ hơn so với vải địa kỹ thuật không dệt. Nhưng đa số vải địa dệt dùng là vải gia cường từ 100kN/m trở lên nên giá thành cao hoặc ngang với vải không dệt cường lực tương đối cao.
– Độ phổ biến hiện nay:
+ Vải địa kỹ thuật dệt GET
+ Ít được sử dụng hơn, chủ yếu sử dụng ở các công trình trọng điểm, cầu cảng, dự án đường lớn, kè quan trọng …
+ Các loại vải kỹ thuật dệt hiện có ở thị trường Việt Nam gồm vải địa kỹ thuật dệt GET, vải địa kỹ thuật Hàn quốc, Trung quốc…
+ Các loại vải địa kỹ thuật dệt thông dụng: PP25, PP50, GET 5, GET 10, GET 20, GET 200, GET300,…
+ Khối lượng đơn vị trên một m2 lớn hơn vải địa kỹ thuật không dệt;
+ Quy cách khổ tiêu chuẩn thường là 3,5m;
Chung tôi đảm bảo và cam kết:
– Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam với thương hiệu ART, HD hàng đầu tại thị trường trong nước hay nhập khẩu trực tiếp từ những nhà sản xuất uy tín, giàu kinh nghiệm từ nước ngoài với thương hiệu TS của Hà Lan sản xuất tại Malaysia;
– Đảm bảo cung cấp vải địa đúng yêu cầu, thiết kế của công trình với độ bền cao, đảm bảo chất lượng;
– Giá bán hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng bên lĩnh vực xây dựng cầu đường, dân dụng, xây dựng. Có thể bán lẻ hay nguyên cuộn hoặc số lượng lớn, giao hàng tận chân công trình xe tải vào được tùy vào nhu cầu của từng dự án, công trình, phục vụ cho từng khách hang yêu cầu, giao hàng toàn quốc;
Mỗi loại vải địa kỹ thuật đều có những tính năng, đặc điểm kỹ thuật riêng tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà tương ứng với loại vải địa mà chúng tôi cung cấp như dệt hay không dệt, độ cường lực (kN/m) yêu cầu bao nhiêu.